Sàn mái bê tông sân thượng thường là nơi chịu tác động lớn từ các yếu tố bên ngoài như thời tiết, khí hậu quanh năm. Đây cũng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng nứt bê tông cốt thép, các vết nứt có trên bề mặt bê tông. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục xử lý chống thấm mái bê tông bị nứt như thế nào, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết và xử lý nhanh nhất trước khi mái nứt thấm nước trở nên nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân gây nứt mái bê tông
Nứt mái bê tông do co ngót
Nứt do co ngót bề mặt của bê tông là hiện tượng được xem là thường xuyên xảy ra nhất trong thời gian ngay sau khi hoàn thành việc đổ bê tông. Bề mặt rộng vết nứt nhỏ và nứt theo hình dấu chân chim.
Hầu hết các vết nứt này sẽ xuất hiện do hiện tượng nước bốc hơi quá nhanh khỏi bề mặt của bê tông. Điều này sẽ làm cho cả mặt trên và mặt dưới biến dạng theo nhiều cách khác nhau gây ra nứt. Tình trạng này sẽ xảy ra khi đổ bê tông vào giờ trưa, nắng nóng hoặc độ ẩm thấp.
Nứt mái bê tông do xuống móng
Nứt sàn bê tông do xuống móng chính là tình trạng khá phổ biến được thấy trong nhà phố. Nguyên nhân của việc này chủ yếu là do nhà được xây dựng trên nền đất yếu, việc lựa chọn kết cấu của móng nhà chưa phù hợp hoặc nhà được xây trên nền đất đắp chưa được khử hết lún.
Thông thường thì hiện tượng này sẽ xuất hiện sau khi công trình đã được hoàn thành từ 3-12 tháng. Đối với những vết nứt sàn do việc lún móng thì cần được theo dõi độ mở rộng vết nứt liên tục để có thể đánh giá và đưa ra các biện pháp khắc phục nhanh chóng và hợp lý nhất.
Nứt do thiếu khả năng chịu lực
Sàn bê tông được thiết kế để chịu một trọng lực nhất định. Không thể tăng tải trọng lên sàn bê tông lớn hơn mức thiết kế ban đầu được định ra. Nhiều chủ nhà thường không chú ý đến việc này khi thay đổi công năng của công trình xây dựng.
Cách khắc phục trần nhà bị nứt
Chống thấm mái bê tông bị nứt bằng phương pháp Sika
Cũng như nhựa đường hay Flinkote, người thi công thường dùng sika để chống thấm mái bê tông bị nứt sau khi các vết nứt nẻ đã được trám. Được xem là một trong những chất liệu phổ thông và phổ biến nhất, Sika có thể mang tới lớp màng ngăn cản sự chống thấm nước vượt trội hoàn hảo cho toàn bộ bề mặt của sàn mái nhà.
Sika là hóa chất dạng lỏng, thẩm thấu khá tốt. Thi công bằng vật liệu chống thấm bằng Sika tương đối dễ dàng. Bên cạnh đó là hiệu quả của nó có thể kéo dài trong khoảng thời gian chục năm.
Xử lý vết nứt bê tông bằng chống thấm Quiseal
Quiseal 302LV là loại nhựa epoxy hai thành phần không dung môi, có độ nhớp thấp và được thiết kế đặc biệt để sửa chữa việc chống thấm mái bê tông bị nứt và công trình xây dựng. Nó được chế tạo ra để hoạt động trong môi trường có độ ẩm, cho phép bơm và các vết nứt ẩm, còn có khả năng kháng nước khá tốt để bảo vệ và chống sự an mòn hóa chất.
Ưu điểm của phương pháp này chính là nó có thể đóng cứng nhanh giúp tiết kiệm thời gian xử lý. Bên cạnh đó, độ co ngót thể tích không đáng kể sau quá trình đóng cứng. Ngoài ra, độ nhớp thấp cho phép thâm nhập vào các khe hở thanh mảnh dễ dàng hơn.
Xử lý trần nhà bị nứt bằng keo Nhật Bản
Nếu đây là lần đầu bạn nghe đến sản phẩm keo chống thấm Nhật Bản thì chắc chắn bạn sẽ chưa hiểu hết tính năng cũng như cách sử dụng của loại keo chống thấm mái bê tông bị nứt này.
Hiện nay, loại keo chống thấm Nhật Bản được thiết kế với một lớp màng cực kì dẻo và co giãn, có độ bám dính khá tốt và khả năng chịu lực vượt trội. Đặc tính của băng keo chống thấm này chính là với một lớp keo dày 1,5mm được sản xuất theo công nghệ của Nhật dựa trên chất liệu cao su non nên sản phẩm này được đánh giá là siêu liên kết, siêu chống dính và chống thấm rất hiệu quả.
Chống thấm mái bê tông bị nứt bằng phương án Flinkote
Flinkote được xem là chìa khóa cho không ít phương pháp thi công chống thấm mái bê tông bị nứt. Đây là chất liệu được sử dụng trực tiếp, giúp cho người thi công tiết kiệm được đáng kể công sức và thời gian.
Hiệu quả về chống thấm mái nhà của Flinkote đã được công nhận khá rộng rãi trên khắp các quốc gia trên thế giới. Do đó không có lý do gì khiến bạn e ngại không lựa chọn phương pháp này đúng k nào?
Cách xử lý nứt bê tông bằng nhựa đường
Nhựa đường là vật liệu được đun nóng chảy với khả năng thẩm thấu và kết dính cực tốt. Nhựa đường có thể tạo nên một lớp màng dày dặn, ngăn nước triệt để. Thời điểm lý tưởng nhất để người thi công có thể quét lớp nhựa đường là sau khi dùng keo bít hết các vết nứt. Như vậy chúng ta đã tạo ra được một lớp chống thấm mái bê tông bị nứt dày dặn rồi đấy!
Hy vọng những thông tin hữu ích trên về cách chống thấm mái bê tông bị nứt sẽ giúp bạn cải thiện cho ngôi nhà cũng như công trình của mình trở nên tuyệt vời và an toàn hơn. Từ đó, giúp bạn hiểu rõ về tình trạng mái bê tông bị nứt do nguyên nhân nào và có phương án hiệu quả, tiết kiệm chi phí.