Những tiêu chuẩn xây dựng chính là thước đo để đảm bảo công trình được thi công một cách chất lượng nhất. Và công đoạn thi công ép cọc làm móng nhà cũng có khá nhiều tiêu chuẩn khác nhau mà không hẳn người thực hiện nào cũng nắm rõ được. Vậy tiêu chuẩn nghiệm thu cọc bê tông ly tâm là như thế nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu những tiêu chuẩn qua bài viết dưới đây nhé!
Cọc bê tông ly tâm là gì?
Khái niệm về cọc bê tông ly tâm
Được biết cọc bê tông ly tâm là loại cọc bê tông không sử dụng sắt thép, cọc khoan nhồi bên trong như các loại cọc thông thường. Loại cọc này sử dụng công nghệ chế tác tiên tiến hiện đại. Với phần ngầm được thiết kế một cách chắc chắn có khả năng chịu tải trọng rất lớn. Nên hầu hết có thể đảm bảo được chất lượng kỹ thuật trong quá trình thi công trên thực tế.
Cọc ly tâm có hình dáng tròn, được đổ theo phương thức quay ly tâm và bỏ vào lò hơi với nhiệt độ cao khoảng 96 độ C. Phần lõi bên trong của bê tông thay vì chứa cốt thép như bình thường thì lại được cấu tạo từ sợi cáp kéo căng ứng lực.
Tại sao cọc bê tông ly tâm được ứng dụng nhiều
Cùng với tốc độ phát triển vượt bậc và không ngừng của các đô thị cùng với đó là lượng dân cư đổ về càng tăng cao, từ đó dẫn đến sự gia tăng về nhu cầu nhà ở. Vì vậy mà công nghệ chế tác bê tông cũng từ đó mà phát triển và nâng cao hơn để đáp ứng đủ nhu cầu đó.
Nhờ sở hữu nhiều đặc tính tốt như thế, vượt bậc hơn các sản phẩm cọc bê tông khác trên thị trường mà cọc bê tông ly tâm được nhiều người tin dùng và lựa chọn. Nó còn đem đến một công trình vững chắc và bền bỉ theo thời gian, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như khí hậu, thời tiết.
Ưu và nhược điểm của cọc bê tông ly tâm
Cọc bê tông có khá nhiều ưu điểm. Ưu điểm đầu tiên chính là nó được sản xuất theo một dây chuyền khép kín, thiết bị sản xuất hiện đại, tân tiến nên vì thế có thể dễ dàng kiểm soát về mặt chất lượng. Bên cạnh đó quá trình sản xuất đạt tiêu chuẩn TCVN 7888 năm 2014 và độ cứng cũng như khả năng chịu uốn dẻo cao nhờ phần bê tông trong cọc đặc và chắc.
Ngoài ra, cọc bê tông ly tâm còn có khả năng chống ăn mòn và chống ăn mòn sulphate rất tốt. Trong quá trình sử dụng cọc bê tông ly tâm thì khả năng xảy ra việc rạn nứt, thấm nước của công trình sẽ được hạn chế ở mức tối đa. Điều đặc biệt nhất là giá thành của nó lại rẻ hơn các loại bê tông khác trên thị trường.
Bên cạnh những mặt ưu điểm thì cọc bê tông cũng tồn tại những khuyết điểm như kích thước cọc khá lớn nên dẫn đến việc vận chuyển gặp khá nhiều khó khăn. Bên cạnh đó thì chất lượng cọc còn có thể bị ảnh hưởng nếu chịu phải các tác động lớn trong quá trình di chuyển.
Tiêu chuẩn về nghiệm thu cọc bê tông ly tâm
Tiêu chuẩn nghiệm thu
Tiêu chuẩn nghiệm thu cọc bê tông ly tâm được quy định theo TCVN 7888 năm 2014. Theo đó, nhà sản xuất cọc bê tông phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình tạo ra khi cung cấp cho khách hàng. Cụ thể như sau:
Các vật liệu sản xuất nên bê tông ly tâm sẽ buộc phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo đúng tiêu chuẩn đang hiện hành và đồng thời đáp ứng các yêu cầu bổ sung khác của thiết kế.
Để có thể đảm bảo chất lượng tốt nhất của bê tông thì theo tiêu chuẩn nghiệm thu cọc bê tông ly tâm phải tùy theo tầm quan trọng và tính chất của từng công trình thi công hoặc từng bộ phận của công trình mà quy định mác bê tông có thể thay đổi theo 2 phương án
Bề mặt bê tông cần phải được giữ ẩm theo chế độ bảo dưỡng thích hợp TCVN 5592 năm 1991. Quá trình kiểm tra chất lượng cọc bê tông bao gồm việc kiểm tra vật liệu, thiết bị và quy trình sản xuất, các tính chất hỗn hợp bê tông đã đông cứng.
Để đạt tiêu chuẩn nghiệm thu, cọc bê tông ly tâm phải trải qua quá trình kiểm tra về cả chất lượng đến cường độ chịu lực. Trong quá trình kiểm tra, có một số sai lệch về các chỉ số trong giới hạn có thể chấp nhận được. Tuy nhiên không được vượt qua các trị số cụ thể đã được quy định trong tiêu chuẩn cho phép.
Tiêu chuẩn về hồ sơ nghiệm thu
Hồ sơ tiêu chuẩn nghiệm thu cọc bê tông ly tâm sẽ bao gồm các thành phần cụ thể như sau:
Chứng chỉ nguyên vật liệu được sản xuất bê tông gồm: chứng chỉ xi măng, cốt liệu, chứng chỉ chất lượng thép các loại, nước và phụ gia. Chứng chỉ đánh giá chất lượng cọc bê tông
Chứng chỉ nghiệm thu đánh giá chất lượng ngoại quan và biên bản sửa chữa ngoại quan. Chứng chỉ này cần phải đính kèm hình ảnh của sản phẩm có lỗi nằm trong phạm vi được cho phép.
Chứng chỉ chất lượng kiểm tra về độ bền uốn nứt thân cọc của lô sản phẩm theo kết quả được thực hiện bởi phòng thí nghiệm có chức năng pháp lý cho công tác kiểm tra độ bền.
Chứng chỉ về các chỉ tiêu: độ bền uốn gãy, khả năng bền cắt thân cọc, chỉ số uốn nứt thân cọc dưới tải trọng nén dọc trục, độ bền của uốn mối nối được tiến hành thực hiện khi có yêu cầu thiết kế của khách hàng.
Biên bản nghiệm thu xuất xưởng. Bao gồm cả các chương trình nội dung thử nghiệm cùng các số liệu về chất lượng sản phẩm nghiệm thu liên quan.
Bài viết trên đây đã phần nào giải đáp về khái niệm cũng như tiêu chuẩn nghiệm thu cọc bê tông ly tâm. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cọc bê tông ly tâm trong xây dựng nhé!